Ép cọc bê tông là công việc không thể thiếu trước khi bắt đầu tiến hành xây dựng một công trình và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chính công trình đó cũng như các công trình xây dựng kế cận. Vì vậy, quy trình ép cọc bê tông cũng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn để mang lại hiệu quả tích cực nhất. Vậy quy trình đó được diễn ra như thế nào, mời bạn xem tham khảo bài viết sau đây.

 

Ép cọc bê tông

Các giai đoạn của quá trình thi công ép cọc bê tông được thực hiện bài bản theo các bước sau đây:

Khảo sát địa chất công trình cần xây dựng để lên phương án thi công tối ưu nhất

Bước khảo sát được xem là nút thắt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các công việc tiếp theo, do vậy thông qua công nghệ thăm dò trắc địa tiên tiến (công tác khảo sát phải tuân theo TCVN 3972-85) chúng ta có thể đưa ra những đánh giá hữu ích từ đó xây dựng phương pháp thực hiện hiệu quả mà không gây ra bất kỳ sai sót nào.

Công tác chuẩn bị thi công ép cọc bê tông

Chuẩn bị mặt bằng thi công

  • Cọc bê tông cốt thép được đặt gọn gàng, không nằm trong phạm vi thi công
  • Cọc bê tông cốt thép phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, ký hiệu sẵn đường tâm
  • Đường vận chuyển cọc bê tông ra khi vực máy ép cọc bê tông phải gọn gàng, bằng phẳng
  • Có đầy đủ báo cáo thông số kỹ thuật của quá trình khảo sát địa chất
  • Xác định vị trí và giác móng công trình ép cọc bê tông

Chuẩn bị thiết bị, máy móc – chú ý kỹ thuật

Máy ép cọc bê tông nên chọn loại có công suất lớn để đạt được hiệu quả tốt nhất

+ Lực ép cọc bê tông phải đảm bảo đúng dọc trục cọc khi ép đỉnh cọc bê tông hoặc tương tác đều trên các mặt bên cọc

+ Lực máy ép cọc bê tông tối đa không<1.4 lần lực máy ép cọc bê tông lớn nhất

+ Hoạt động của pittông của máy kích hoặc tời cá phải khống chế tốt tốc độ và đều đặn.

+ Có chốt giữ thiết bị ép cọc khi máy không hoạt động

+ Thiết bị ép cọc bê tông phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật

+ Cọc bê tông có chiều dài 8m, bề mặt 30x30cm

+ Sức chịu tải của cọc bê tông : P = 49,34 (KN) = 49,34 (tấn)

+ Lực ép thủy lực phải đủ điều kiện sau Pép min > 1.5 ? 49,34 = 74,01 (tấn) để cọc bê tông được ép xuống độ sâu thiết kế

+ Chọn máy ép tải, ép Neo có lực ép Pép = 150 (T|Tấn)- lớn nhất

+ Khối lượng đối trọng mỗi bên máy ép Pép > Pép min/ 2 = 74,01/ 2 = 37,05 (tấn)

+ Nếu có hiện tượng sụt lún cần dùng gỗ chèn xuống chân máy ép để đảm bảo an toàn thi công

Quy trình ép cọc bê tông tiến hành như sau

Quy trình ép cọc bê tông

Quy trình ép cọc bê tông

  • Dùng máy cẩu cọc vào giá ép cọc để cọc vuông góc với mặt đất sau đó gắn đầu trên của cọc bê tông vào thanh định hướng khung máy ép cọc bê tông. Khi mới ban đầu nên ép đều với vận tốc không quá 1cm/s.
  • Khi ép đến độ sâu cần thiết thì tiếp tục thêm cọc 2, tuy nhiên cần căn chỉnh cọc 2 để đường trục của cọc 2 trùng khít với đường trục cọc 1. Lần này tốc độ nén cọc bê tông thứ 2 đều đều không vượt quá 2cm/s. Lưu ý sau khi ép mỗi đoạn cọc bê tông phải tiến hành nâng khung di động của giá ép bê tông lên cẩu dựng đoạn kế tiếp vào giá ép.
  • Sau khi tiến hành xong cọc đầu tiên sẽ trượt hệ giá ép bê tông trên khung đến vị trí tiếp theo. Trong khi thi công ép cọc bê tông trên đoạn móng đầu tiên thì dùng máy cẩu trục của dàn ép cọc bê tông thứ 2 bào vị trí hố móng thứ 2.
  • Cứ tiến hành như vậy đến khi hoàn thiện theo đúng yêu cầu ban đầu

Trên đây là quy trình ép cọc bê tông và kết qua thu được phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Chiều dài cọc bê tông được ép sâu trong lòng đất không nhỏ hơn chiều dài tối thiểu máy ép cọc bê tông theo quy định
  • Trọng lượng ép tại thời điểm cuối cùng có độ sâu gấp 3 lần so với đường kính cọc bê tông.
  • Tại vị trí cao đáy đài đầu cọc bê tông không được sai số vượt quá 75mm so với vị trí chỉ định trong thiết kế, độ nghiêng của cọc bê tông <1%.

Leave Comment